I. Phương pháp
- Nguyên tắc: Dựa vào sự tăng giảm khối lượng khi chuyển từ một mol chất A thành một mol chất B, ta có thể tính được số mol (hoặc khối lượng) của các chất và ngược lại.
- Phương pháp này thường có thể áp dụng đối với bài toán giải bằng phương pháp bảo toàn khối lượng.
II. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Cho 2,46g hỗn hợp gồm HCOOH,CH3COOH,C6H5OH tác dụng vừa đủ với 40ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là:
- 0,88g
- 3,34g
- 4,34g
- 0,98g
Bài giải
Gọi chất “tương đương” của 3 chất trên là XOH.
Ta có: XOH+NaOH→XONa+H2O
Cứ 1 mol XOH tạo 1 mol RONa, có khối lượng tăng 22g.
Vậy 0,04 mol XOH tạo 0,04 mol RONa có khối lượng tăng 0,88g.
⇒mmuối=2,46+0,88=3,34g
Vậy chọn đáp án: B
Ví dụ 2. Oxy hóa hoàn toàn 2,2g một anđehit đơn chức A thu được 3g axit. Công thức cấu tạo của A là:
- CH3CH2CH3CHO
- CH3CHO
- CH2=CH−CHO
- C2H5CHO
Bài giải
Theo sơ đồ RCHO→RCOOH
Cứ 1 mol anđehit tạo 1 mol axit thì khối lượng tăng 16g.
Vậy: x mol anđehit tạo x mol axit có khối lượng tăng:
3−2,2=0,8g⇒x=0,816=0,05(mol)⇒MRCHO=2,20,05=44=R+29⇒R=15.
Ví dụ 3. Cho 5,76g axit hữu cơ đơn chức A tác dụng hết với vôi sống thu được 7,28g muối B. A là:
- Axit axetic
- Axit butyric
- Axit acrylic
- Kết quả khác
Bài giải
Đặt RCOOH là công thức phân tử axit đơn chức
2RCOOH+CaO→(RCOO)2Ca+H2O
Cứ 2 mol A phản ứng tạo 1 mol muối, làm tăng 38g
Vậy khi tăng 7,28−5,76=1,52g
⇒nA=1,5238.2=0,08(mol)⇒MA=5,760,08=72⇒RlàC2H3⇒AlàCH2=CH−COOH.
Diversity
Diversity
Diversity
Diversity
Diversity
Recent
Smileys & People
Animals & Nature
Food & Drink
Activity
Travel & Places
Objects
Symbols
Flags