Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)
Phần 1: Tác giả
I. Vài nét về tiểu sử
Tác
giả Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 tại làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An. Khi còn nhỏ, tác giả học chữ Hán ở nhà, sau đó học tại trường
Quốc học Huế, tác giả có dạy học một thời gian tại trường Dục Thanh (Phan
Thiết).
Năm
1911, tác giả ra nườc ngoài tìm đường cứu nước, năm 1919, tác giả gửi tới Hội
nghị hòa bình ở Véc-xay (Pháp) bản yêu sách của nhân dân An Nam.
Năm
1920, tác giả dự đại hội Tua và là một trong những thành viên sáng lập Đảng
Cộng sản Pháp.
Từ năm
1923 – 1941, tác giả hoạt động chủ yếu ở nước ngoài (Liên Xô, Trung Quốc, Thái
Lan). Năm 1925, tác giả tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội,
Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông và chủ trì hội nghị thống nhất các
tổ chức cộng sản trong nước tại Hồng Kông để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng
2.1941, tác giả về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Năm 1942, tác
giả bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ và giam cầm trong thời gian 13
tháng. Sau khi ra tù, tác giả về nước lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi trong
cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Ngày
2/9/1945, tác giả đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh
là chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946 đến khi từ trần (ngày
2/9/1969).
II. Sự
nghiệp văn học
1.
Quan điểm sáng tác
Hồ Chí
Minh là tác giả của nhiều tác phẩm văn học thuộc nhiều thể loại, sự nghiệp văn
thơ của Hồ Chí Minh là di sản vô giá, gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng
của tác giả. Văn học đã trở thành vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân
tộc.
a). Hồ
Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ sự nghiệp cách mạng, nhà văn
cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ, tác giả coi văn hóa nghệ
thuật cũng là một mặt trận.
b). Hồ
Chí Minh rất coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học, theo tác
giả, nhà văn phải miêu tả hay, chân thật và hùng hồn hiện thực phong phú; phải
giữ tình cảm chân thật, đề cao sự sáng tạo nhưng chú ý cốt cách dân tộc và giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
c). Khi
sáng tác, tác giả luôn chú trọng mục đích đối tượng tiếp nhận để quyết định nội
dung và hình thức thể hiện. Vì thế những tác phẩm của tác giả đều mang tư tưởng
sâu sắc, nội dung thiết thực và hình thức nghệ thuật sinh động, đa dạng.
2. Di
sản văn học
a) Văn
chính luận
Với
văn phong độc đáo, đa dạng nhưng súc tích, văn chính luận của tác giả rất ngắn
gọn nhưng lập luận sắc sảo, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục và đa dạng về bút
pháp.
Những
tác phẩm chính luận gồm: những bài báo bằng tiếng Pháp đăng trên các báo Người
cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền. Tác phẩm tiêu biểu nhất là Bản án chế
độ thực dân Pháp; Tuyên ngôn Độc lập; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946);
Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1968).
Những
văn kiện quan trọng được viết với văn phong hào sảng, tha thiết biểu đạt qua
những lời văn chặt chẽ, súc tích.
b)
Truyện và kí
Những
tác phẩm thuộc thể loại truyện và kí của tác giả mang tính hiện đại, có tính
chiến đấu rất mạnh mẽ cộng thêm nghệ thuật trào phúng sắc bén.
Những
tác phẩm truyện và kí tiêu biểu gồm: Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành,
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Nhật kí chìm tàu, Vừa đi đường vừa
kể chuyện.
c).
Thơ ca
Những
tác phẩm thơ của tác giả là sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển với bút pháp hiện
đại; giữa chất trữ tình và sự mạnh mẽ; giữa sự trong sáng, giản dị nhưng lại
rất hàm súc và sâu sắc.
Hồ Chí
Minh là tác giả của những tác phẩm thơ nổi tiếng như: Nhật kí trong tù, Tức
cảnh Pác Bó, Rằng tháng riêng, Tin thắng trận, Cảnh khuya…
3.
Phong cách nghệ thuật
Dù
viết nhiều thể loại nhưng phong cách chung của tác giả là độc đáo, đa dạng.
Văn
chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép, bằng chứng
đầy thuyết phục. Những tác phẩm truyện và kí mang tính hiện đại, có tính chiến
đấu rất mạnh mẽ cộng thêm nghệ thuật trào phúng sắc bén, tuy nhẹ nhàng, hóm
hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.
Thơ ca
tuyên truyền mang tính giản dị, mộc mạc, dễ nhớ kết hợp với màu sắc dân gian
hiện đại; thơ nghệ thuật thì kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển với bút pháp
hiện đại.
III.
Kết luận
Văn
thơ Hồ Chí Minh là di sản vô giá, gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng của
tác giả. Văn thơ của tác giả có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học và đời
sống tinh thần của dân tộc. Những tác phẩm văn học của Hồ Chí Minh thể hiện
chân thật và sâu sắc tư tưởng, tình cảm và tâm hồn của tác giả..
Phần 2: Tác phẩm
I. Tiểu dẫn
Sau
khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh,
nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền trên toàn quốc.
Ngày
26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khiến khu Việt Bắc về Hà Nội và soạn thảo
Tuyên ngôn Độc lập tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang.
Ngày
2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, trước hàng vạn đồng bào, Người thay mặt
Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập,
khai sinh ra nước Việt Nam.
Bản
Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử, là lời tuyên bố xóabỏ
chế độ thực dân, phong kiến, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của
Việt Nam trên thế giới.
Đây là
tác phẩm chính luận với cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác
thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc. Tác phẩm thể hiện được vẻ đẹp của tư
tưởng, tâm hồn tác giả và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Bản
Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chính luận mẫu mực, thể hiện rõ phong cách nghệ
thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh. Bằng nghệ thuật lập luận, lí lẽ
đanh thép, tác giả đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp trong hơn 80 năm xâm
lược Việt Nam và ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch
cùng các phe nhóm cơ hội quốc tế. Bên cạnh đó, tác phẩm còn bộc lộ tình cảm yêu
nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do của tác giả và của dân tộc Việt
Nam.
Những
lập luận, lí lẽ, giọng điệu trong lời tuyên ngôn độc lập đã biểu hiện ý chí
kiên cường và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của đất nước, dân tộc Việt Nam trước
thực dân Pháp và các thế lực thù địch.
Văn bản (SGK)