Tuần 24 - Bài 3: Chơi bóng với bố

Khởi động

Nói về trò chơi vận động trong tranh:

Đây là trò chơi Ném bóng vào rổ. Các thành viên xếp thành hàng sau vạch kẻ và lần lượt ném bóng vào rổ. Trò chơi này rèn luyện sự khéo léo và sức mạnh đôi tay khi ném bóng vào rổ.

Khám phá và luyện tập

Đọc và trả lời câu hỏi

1. Bố và bạn nhỏ biến sân nhà thành sân bóng bằng cách nào?

Bố và bạn nhỏ biến sân nhà thành sân bóng bằng cách sử dụng đôi dép mỏng làm cầu môn.

2. Bạn nhỏ so sánh bố và mình với ai?

Bạn nhỏ tự gọi bố là thủ môn ngoại hạng, còn mình là danh thủ nhí.

3. Muốn bắt được quả bóng nhựa, bố phải làm gì? Vì sao?

Muốn bắt được quả bóng nhựa bố phải bắt bóng ở tư thế ngồi vì quả bóng nhựa thường lăn sệt mà bố thì cao.

4. Theo em, vì sao trận đấu chỉ có hai người mà vẫn rộn ràng?

Vì hai bố con chơi rất vui vẻ và hăng say, mỗi lần có pha thủng lưới thì hai bố con cùng vỗ tay cười.

5. Khổ thơ cuối bài nói lên điều gì?

Khổ thơ cuối nói lên tình yêu thương của con dành cho bố. Con khỏe nên chơi không biết mệt, còn bố thì mướt mồ hôi nên con tự nguyện dừng cuộc chơi để bố được nghỉ ngơi.

Đọc một bản tin thể thao.

a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính như tên bản tin; tên môn thể thao; tên báo có bản tin; thông tin mới, thú vị…

b. Chia sẻ với bạn một bài hiểu biết của em về môn thể thao được nhắc đến trong bản tin theo gợi ý: Tên môn thể thao, cách chơi như thế nào? Lợi ích của môn thể thao, điều thú vị về môn thể thao…

Viết

1. Nghe – viết:

Nghe giáo viên đọc và viết lại nội dung đoạn trích Cùng vui chơi.

2. Chọn chữ d hoặc gi thích hợp với mỗi ngôi sao:

a. Những cánh hoa giấy mỏng manh, dịu dàng rung rinh trong gió.

b. Tiếng trống vang lên giòn giã như thúc giục chúng em nhanh chân đứng thành hàng tập thể dục.

3. Tìm từ ngữ viết chưa đúng chính tả và viết lại vào vở cho đúng.

a. Mưu trí, hoa lựu.

b. Bâng khuâng, múa lân.

Luyện từ và câu

1. Các câu in nghiêng trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì?

Trận bóng trôi dần và những phút cuối. Cầu thủ lớp 3A dồn hết lên phần sân đối phương. Bất ngờ, cú sút xa từ một cầu thủ lớp 3B làm tất cả ngỡ ngàng.

- A, vào rồi!

- Tuyệt quá!

- 3B vô địch!

- Hoan hô 3B!

Tiếng hò reo vỡ òa sân bóng.

Văn Thành Lê

Các câu in nghiêng trong đoạn văn trên được dùng để bộc lộ cảm xúc của các cầu thủ trong trận bóng.

2. Chuyển mỗi câu kể sau thành câu cảm theo hai cách:

a. Trận đấu hay.

- Trận đấu hay quá!

- Trời ơi, trận đấu quá hay!

b. Thủ môn bắt bóng giỏi.

- Thủ môn bắt bóng giỏi quá!

- Thủ môn bắt bóng giỏi thật đấy!

3. Đặt 1 - 2 câu nêu cảm xúc của em:

a. Khi tham gia luyện tập thể thao.

- Tập luyện thể thao mệt thật!

- Mình thấy khỏe hơn sau khi tập luyện thể thao.

b. Khi chứng kiến hoặc tham gia một trận thi đấu thể thao.

- Cuộc đua thật tuyệt!

- Mình rất hào hứng khi được tham gia trận thi đấu này.

Vận dụng

Nói về việc luyện tập thể thao của em theo gợi ý: Ở nhà, ở trường.

- Ở nhà em thường dậy sớm đạp xe cùng bố trước khi đi học, vào những ngày cuối tuần, em cùng bạn bè đến khu đất trống gần nhà để đá bóng.

- Ở trường, em luyện tập các môn thể thao vào giờ Thể dục và hàng ngày tham gia tập thể dục giữa giờ cùng các bạn.