Người lái đò sông Đà (trích - Nguyễn Tuân)

I. Tiểu dẫn

- Tác phẩm được in trong tập Sông Đà, năm 1960 của nhà văn Nguyễn Tuân.

- Tùy bút được tác giả sáng tác trong chuyến đi thực tế Tây Bắc.

II. Văn bản (SGK)

1. Chứng minh khả năng quan sát của Nguyễn Tuân

- Với kiến thức phong phú, ngôn ngữ sinh động, liên tưởng độc đáo, dưới ngòi bút của tác giả, hình ảnh sông Đà hiện ra vừa hung bạo vừa trữ tình.

- Hình ảnh ông lái đò chế ngự con mãnh thú sông Đà là chân dung người lao động hiên ngang bất khuất trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên.

- Đoạn trích đã khắc họa sinh động hình ảnh con người và thiên nhiên Tây Bắc và tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

2. Hình ảnh sông Đà hung bạo

- Vách đá dựng thành chẹt lòng sông như một cái yết hầu hiểm trở, dữ dội.

- Thác nước nguy hiểm, những hút nước chết người trên mặt sông, nước ở đây ặc ặc lên như rót dầu sôi vào, hễ thuyền bè đi qua vô ý là nó lôi tuột xuống đánh tan xác ở đáy sông...

-  Đá mai phục dàn bày thạch trận.

- Gió cuồn cuộn từng luồng cứ gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt (nợ không có cũng đòi), bằng cách lật ngửa bụng thuyền ra.

-  Âm thanh tiếng nước sông Đà như là oán trách, như van xin, như khiêu khích, rồi rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa...

- Với nghệ thuật miêu tả tỉ mỉ, so sánh độc đáo, nhân hóa hợp lí, quan sát tinh tế, sông Đà như con thú hung dữ và hiểm ác.

3. Sông Đà trữ tình

- Dáng vẻ dòng sông đầy thơ mộng: Sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc tung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân... Sông Đà như một áng tóc mun dài ngàn ngàn vạn vạn sải.

- Sắc màu nước sông Đà biển đổi kì ảo theo từng mùa, mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích, mùa thu từ từ chín đỏ.

- Từ hình ảnh hung bạo, dữ dằn, thông qua nghệ thuật so sánh, quan sát, sông Đà từ kẻ thù biến thành một con người thân quen "như một cố nhân xa thì thương nhớ khôn nguôi".

4. Hình ảnh người lái đò sông Đà

- Vẻ đẹp khoẻ khoắn, mạnh mẽ của người lao động, dẫu đã bảy mươi tuổi nhưng ông lái vẫn có “thân hình cao to và gọn quáng như chất sừng, chất mun... Cánh tay vẫn là của một chàng trai trẻ tráng".

- Sự lão luyện, tinh thông trong nghề nghiệp, ông am tường cặn kẽ con sông Đà vì đã xuôi ngược cả ngàn lần nên có thể “nhớ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở".

- Vẻ đẹp của người lái đò càng hiển hiện rõ khi ông điều khiển con thuyền bằng bản lĩnh già dặn của người từng trải, lòng dũng cảm của một chiến binh và nét tài hoa của một nghệ sĩ.

- Vẻ đẹp ấy trở nên bình dị, gần gũi, đời thường vì sau khi đã vượt qua hết trùng vi thạch trận, họ đốt lửa trong hang đá, nước ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ, cá đầm xanh... chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng thác ghềnh nguy hiểm vừa qua...

-  Hình tượng ông lái đò là hình tượng của người lao động bình thường mà anh hùng, tài năng... tùy bút là bài ca về sự chiến thắng của con người trong việc chinh phục thiên nhiên.

5. Đặc sắc nghệ thuật

- Bài tùy bút đã sử dụng những kiến thức đa dạng về lịch sử, địa lí, võ thuật, điện ảnh, hội hoạ, điêu khắc...

- Nghệ thuật nhân cách hóa, so sánh của nhà văn rất táo bạo, sắc sảo, ngôn ngữ phong phú, tinh tế, chính xác, câu văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu.