Đang tải [MathJax]/jax/output/HTML-CSS/fonts/TeX/fontdata.js

Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

1. Vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi sau:

a). Vì sao trong một bài văn nghị luận, chúng ta có những lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức diễn đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm?

- Vì hạn chế của văn nghị luận là khô khan, thiên về lí tính khó đọc, khó hiểu.

-  Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, sinh động cho văn nghị luận.

b). Để việc vận dụng các phương thức biểu đạt có kết quả cao cần chú ý điều gì? Cho ví dụ?

Yêu cầu của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận gồm:

+ Bài văn phải thuộc một kiểu văn bản chính luận.

+ Kể, tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố kết hợp, không được làm mất, mờ đi đặc trưng nghị luận của văn học.

+ Các yếu tố kể, tả, biểu cảm khi tham gia vào bài văn nghị luận phải chịu sự chi phối và phải phục vụ quá trình nghị luận.

2. Vận dụng kết hợp phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm là cần nhưng chưa đủ, cần biết vận dụng phương thức biểu đạt chứng minh.

- Chứng minh không phải là phương thức mà là một thao tác trong phương thức nghị luận.

- Chứng minh là trình bày các luận chứng chính xác, khách quan nhằm làm sáng tỏ một luận điểm, luận cứ.

- Để làm cho bài viết của mình có sức thuyết phục, ngoài việc sử dụng các thao tác lập luận, người viết còn vận dụng thao tác chứng minh, với những con số rõ ràng, chính xác.

- Tác dụng, ý nghĩa của việc sử dụng thao tác chứng minh:

+ Hỗ trợ cho sự bàn luận của tác giả.

+ Giúp người đọc hình dung cụ thể vấn đề và mức độ nghiêm túc của vấn đề.

3. Viết bài văn nghị luận với chủ đề “Nhà văn mà tôi hâm mộ".

- Nhà văn mà anh (chị) hâm mộ là ai? Tên, tuổi, quê quán, thời đại, những tác phẩm chính?

- Vì sao anh (chị) lại hâm mộ nhà văn này? Do cống hiến hay phong cách?...