Bài 4. Quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế

1. Quy tắc dấu ngoặc

* Khi bỏ ngoặc,

+ Nếu trước dấu ngoặc có dấu “+” thì ta bỏ ngoặc và giữ nguyên dấu của tất cả các số hạng trong ngoặc.

$x + ( y + z - t) = x + y + z – t$

+ Nếu trước dấu ngoặc có dấu “-” thì ta bỏ ngoặc và đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.

$x – ( y + z – t) = x – y – z + t$

* Đối với 1 tổng, ta có thể đổi chỗ tùy ý các số hạng, đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng 1 cách tùy ý.

Ví dụ:

$\frac{7}{{5}}$ - $( \frac{3}{{4}}$ + $\frac{2}{{5}}$ + $\frac{1}{{4}})$

$\frac{7}{{5}}$ - $ \frac{3}{{4}}$ - $\frac{2}{{5}}$ - $\frac{1}{{4}}$

= $\frac{5}{{5}}$ - $ \frac{4}{{4}}$

= $1-1=0.$

2. Quy tắc chuyển vế

Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu của số hạng đó.

$x+y=z$ ⇒ $x=z-y.$

3. Thứ tự thực hiện các phép tính

* Biểu thức không có ngoặc:

+ Nếu biểu thức chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện từ trái sang phải

+ Nếu biểu thức có các phép cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa thì ta thực hiện:

Lũy thừa --> Nhân, chia --> Cộng, trừ

* Biểu thức có ngoặc:

( ) --> [ ] --> { }