Bài 4: Đọc mở rộng theo thể loại: Mùa phơi sân trước

- Văn bản Mùa phơi sân trước của tác giả Nguyễn Ngọc Tư được in trong tác phẩm Bánh trái mùa xưa, NXB Hội Nhà văn, 2015.

- Khi đọc một văn bản tùy bút hoặc tản văn cần chú ý:

+ Tìm hiểu chất trữ tình, cái tôi của nhà văn thể hiện qua văn bản.

+ Tìm hiểu ngôn ngữ của văn bản.

+ Xác định chủ đề mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

+ Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết.

1. Tìm một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ lại những kỉ niệm về "mùa phơi sân trước". Đó là tình cảm, cảm xúc gì?

- Một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ lại những kỉ niệm về "mùa phơi sân trước":

+ Hồi con nít thích đi xe đạp về nhà ngoại...

+ Cũng may qua mỗi Chạp... mình bỗng bâng quơ nhớ.

+ Nhận ra trên giàn cũng phơi những thân phận người.

+ Mình bỗng nghe nhẹ nhõm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên kia sông.

- Những tình cảm, cảm xúc của tác giả là nỗi nhớ bâng khuâng về những hình ảnh, câu chuyện thân thuộc gắn bó suốt quãng thời gian tuổi thơ, đồng thời là sự đồng cảm với những mảnh đời nghèo khó.

2. Nhận xét về chất trữ tình trong văn bản trên.

- Tác giả hồi tưởng về những kỉ niệm tuổi thơ với nhiều cảm xúc, tâm trạng.

- Tác giả sử dụng ngôn từ giàu cảm xúc kết hợp với giọng điệu tâm tình, thủ thỉ.

- Chất trữ tình thể hiện qua các từ ngữ miêu tả khiến cho quang cảnh thiên nhiên, các sự vật, sự việc trở nên gần gũi, thân thuộc nhưng giàu chất thơ.

3. Em cảm nhận được điều gì về cái "tôi" của tác giả đã thể hiện trong văn bản?

Cái "tôi" của tác giả trong văn bản rất tinh tế, chân thực, nhẹ nhàng mà sâu lắng. Tác giả đã bộc lộ được sự nhạy cảm và giàu lòng yêu thương, trân trọng những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

4. Xác định chủ đề của văn bản và cho biết dựa vào đâu em xác định như vậy?

- Chủ đề văn bản là những kỉ niệm tuổi thơ và tình yêu thương sâu sắc với quê hương và những thân phận con người.

- Dựa vào nhan đề, nội dung trong văn bản miêu tả những hình ảnh, sự việc quen thuộc đối với tác giả.

5. Chỉ ra những đặc điểm của tản văn thể hiện trong văn bản trên.

- Trong văn bản có miêu tả phong cảnh, mang chất trữ tình, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật.

- Tác giả đã thể hiện cái tôi tinh tế, nhạy cảm.

- Ngôn từ giản dị, quen thuộc, sinh động và mang hơi hướng trữ tình.