Bài 38: Bài luyện tập 7
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Thành phần hóa học định tính của nước gồm hiđro và oxi.
- Trong đó, tỉ lệ về khối lượng là 1 phần $H$ và 8 phần $O$
2. Tính chất hóa học của nước
- Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như $Na,$ $K,$ $Ca…$) tạo thành bazơ tan và khí hiđro;
$2\,Na\,\, + \,\,2\,H_{2}O\,\, \longrightarrow \,\,\underbrace {2\,\mathop {NaOH}\limits_{}^{}}_{\mathop {Natri\,\,hiđroxit}\limits_{}^{}}\,\, + \,\,H_{2}\,\uparrow$
- Tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành bazơ tan như $NaOH,$ $KOH,$ $Ca(OH)_{2};$
$CaO\,\, + \,\,H_{2}O\,\, \longrightarrow \,\,\underbrace {\mathop {Ca(OH)_{2}}\limits_{}^{}}_{\mathop {Canxi\,\,hiđroxit}\limits_{}^{}}$
- Tác dụng với một số oxit axit tạo ra axit như $H_{2}SO_{3},$ $H_{2}SO_{4}.$
$P_{2}O_{5}\,\, + \,\,3\,H_{2}O\,\, \longrightarrow \,\,\underbrace {2\,\mathop {H_{3}PO_{4}}\limits_{}^{}}_{\mathop {Axit\,\,photphoric}\limits_{}^{}}$
3. Axit
- Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
- Công thức hóa học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử $H$ và gốc axit:
$H_{n}A$
$n:$ là chỉ số của nguyên tử $H$
$A:$ là gốc axit
$\longrightarrow$ Gốc axit có hóa trị bao nhiêu thì có bấy nhiêu nguyên tử hiđro trong phân tử axit.
$\Longrightarrow$ Dựa vào số nguyên tử hiđro ta có thể xác định nhanh chóng hóa trị của gốc axit trong hợp chất axit: Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hiđro trong hợp chất axit.
4. Bazơ
- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit $(-OH).$
- Công thức hóa học của bazơ gồm một nguyên tử kim loại và một số nhóm $-OH.$
$M(OH)_{n}$
$M:$ nguyên tố kim loại
$n:$ là chỉ số của nhóm $(OH)$
$\longrightarrow$ Do nhóm $-OH$ có hóa trị I nên kim loại có hóa trị bao nhiêu thì phân tử bazơ có bấy nhiêu nhóm $-OH.$
$\Longrightarrow$ Dựa vào nhóm hiđroxit ta có thể xác định được nhanh hóa trị của kim loại trong bazơ: Hóa trị của kim loại bằng số nhóm hiđroxit.
- Tên bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị ) + hiđroxit.
5. Muối
- Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
- Công thức hóa học của muối gồm hai phần: kim loại và gốc axit.
$M_{x}A_{y}$
$M:$ là nguyên tố kim loại
$x:$ là chỉ số của $M$
$A:$ là gốc axit
$y:$ là chỉ số của gốc axit
- Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị ) + tên gốc axit.
$\bullet \,\,$ Sự giống và khác nhau giữa thành phần của muối với bazơ:
- Giống nhau: Đều có nguyên tử kim loại trong phân tử.
- Khác nhau: Trong bazơ không có gốc axit mà có nhóm hiđroxit trong phân tử.
$\bullet \,\,$Sự giống và khác nhau giữa thành phần của muối với axit:
- Giống nhau: Đều có gốc axit trong phân tử.
- Khác nhau: Trong muối có kim loại liên kết với gốc axit, còn trong axit không có.