Bài 28. Luyện tập. Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng
I. Kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ
1. Kim loại kiềm
Nhóm IA, cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns1, có tính khử mạnh nhất trong các kim loại: $M \rightarrow M^{+}+e$.
Điều chế: Điện phân muối halogenua nóng chảy
$ 2MX {\overset{đpnc}{\longrightarrow}} 2M + X_2$
2. Kim loại kiềm thổ
Nhóm IIA, cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2, có tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm: $M \rightarrow M^{2+}+2e$.
Điều chế: Điện phân nóng chảy
$M{X_2}\xrightarrow{{đpnc}}M + {X_2}$
II. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
1. NaOH: Là bazơ mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
$NaOH \rightarrow Na^{+} + OH^{-}$
2. NaHC03: NaHCO3 tác dụng với axit và với kiềm.
$ 2NaHCO_3 {\overset{ t^{o}}{\longrightarrow}} Na_2CO_3 + CO_2 \uparrow+ H_2O$
3. Na2CO3: Là muối của axit yếu, có đầy đủ tính chất chung của muối.
4. KN03:
$ 2KNO_3 {\overset{ t^{o}}{\longrightarrow}} 2KNO_2 + O_2 \uparrow$
III. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
1. Ca(OH)2: Là bazơ mạnh, dễ dàng tác dụng với CO2
$ CO_2 + Ca(OH)_2 \rightarrow CaCO_3 \downarrow + H_2O$
2. CaCO3:
$ CaCO_3 {\overset{ \sim 1000^{o}C}{\longrightarrow}} CaO +CO_2 \uparrow$
3. Ca(HCO3)2 :
$ Ca(HCO_3)_2 {\overset{t^{\circ}C}{\rightleftharpoons}}CaCO_3 \downarrow + CO_2 + H_2O$
4. CaSO4 (canxi sunfat, còn gọi là thạch cao): Tùy theo lượng nước kết tinh có trong tinh thể, ta có:
- Thạch cao sống: CaSO4.2H2O
- Thạch cao nung: CaSO4.H2O
- Thạch cao khan: CaSO4
IV. Nước cứng
Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+, nước mềm là nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên.
2. Phân loại
- Nước cứng có tính cứng tạm thời: Chứa Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
- Nước cứng có tính cứng vĩnh cửu: Chứa các muối clorua và sunfat của canxi và magie.
- Nước cứng có tính cứng toàn phần: Có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
3. Cách làm mềm nước cứng
- Phương pháp kết tủa.
- Phương pháp trao đổi ion: Dùng chất trao đổi ion (hạt zeolit), hoặc nhựa trao đổi ion.