Bài 2: Độc đáo Tháp Chăm

Khởi động

Trao đổi với bạn về đặc điểm nổi bật của công trình kiến trúc trong các bức ảnh dưới đây:

- Tháp búp là năm khối vuông chồng lên nhau, trên đỉnh là ngọn tháp như ngòi bút dựng ngược.

- Nhà rông có mái đứng thẳng hình lưỡi rìu.

- Tòa nhà búp sen là cao ốc có tường làm bằng kính.

Khám phá và luyện tập

1. Tháp Chăm Pô Klông Ga-rai nằm ở đâu?

Tháp Chăm Pô Klông Ga-rai ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

2. Mỗi ngôi tháp có những đặc điểm gì đáng chú ý?

- Tháp Cổng là hai cửa thông nhau theo trục đông - tây, được chạm trổ những hoa văn hết sức tỉ mỉ.

- Tháp Lửa nằm ở phía nam, có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của người Chăm với hai mái cong cong hình chiếc thuyền.

- Tháp Chính nằm sâu bên trong, cao hơn 20 mét, thiết kế nhiều tầng, các góc được gắn tượng đá thú và biểu tượng lửa.

3. Du khách được trải nghiệm những gì trong lễ hội Ka-tê?

Du khách được thưởng thức những điệu múa quạt, vũ điệu Si-va của các cô gái và rất nhiều hoạt động truyền thống khác.

4. Vì sao nói Tháp Chăm là một "công trình kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc độc đáo của người Chăm?

Vì nó là một công trình kiến trúc được chạm khắc những nét hoa văn thể hiện rõ văn hóa của người Chăm.

Nói và nghe

Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu với khách tham quan một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.

Gợi ý:

a. Em có thể giới thiệu những nội dung gì?

- Giới thiệu chung về cảnh đẹp: Tên, địa chỉ…

- Những điểm nổi bật của cảnh: Hình ảnh, âm thanh…

- Hoạt động của con người: Giữ gìn, tu sửa…

- Suy nghĩ, tình cảm của du khách với cảnh đẹp đó.

b. Để bài nói sinh động, hấp dẫn, em có thể sử dụng những phương tiện hỗ trợ nào?

Tranh, ảnh; báo chí; video…

Viết

Đề bài: Viết bài văn tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở.

1. Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn:

- Ưu điểm:

+ Xác định đúng yêu cầu của đề bài.

+ Cấu tạo đủ ba phần.

+ Dùng từ gợi tả.

+ Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa.

- Hạn chế: Dùng từ, viết câu; chính tả…

2. Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết của em theo gợi ý:

Cấu tạo, sắp xếp ý, từ ngữ, hình ảnh...

3. Trao đổi với bạn:

a. Những điều em học được ở bài viết của bạn.

- Mở bài: Cách gây ấn tượng.

- Thân bài:

+ Trình tự miêu tả.

+ Cách quan sát.

+ Chọn lọc chi tiết tả.

+ Từ ngữ, hình ảnh.

- Kết bài: Cách bày tỏ tình cảm.

b. Những nội dung em có thể điều chỉnh để bài viết của mình hay hơn theo gợi ý: Mở rộng ý; sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa…

4. Viết lại một đoạn văn trong bài viết của em, thêm vào một vài hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa.

Vận dụng

Đố bạn về các loại cây, quả bằng từ ngữ chỉ đặc điểm.

- Vỏ xanh hoặc sọc, ruột đỏ hoặc vàng, hạt đen: Dưa hấu.

- Vỏ cứng có gai nhọn, cơm vàng hoặc trắng, thơm nồng, có vị béo: Sầu riêng.

- Vỏ đỏ có râu, cơm trắng có vị ngọt: Chôm chôm.