Bài 2. Đại lượng tỉ lệ thuận

1. Đại lượng tỉ lệ thuận

Cho $k$ là hằng số khác $0,$ ta nói đại lượng $y$ tỉ lệ thuận với đại lượng $x$ theo hệ số tỉ lệ $k$ nếu $y$ liên hệ với $x$ theo công tức: $y=kx.$

- Nếu đại lượng $y$ liên hệ với đại lượng $x$ theo công thức $y=kx$ (với $k$ là hằng số khác $0$ ) thì ta nói $y$ tỉ lệ thuận với $x$ theo hệ số tỉ lệ $k.$

- Khi đại lượng $y$ tỉ lệ thuận với đại lượng $x$ theo hệ số tỉ lệ $k$ (khác $0$ ) thì $x$ cũng tỉ lệ thuận với $y$ theo hệ số tỉ lệ $1k$ và ta nói hai đại lượng đó tỉ lệ thuận với nhau.

Ví dụ:

Nếu $y=3x$ thì $y$ tỉ lệ thuận với $x$ theo hệ số $3,$ hay $x$ tỉ lệ thuận với $y$ theo hệ số $ \frac{1}{3}.$

2. Tính chất của các đại lượng tỉ lệ thuận

Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau thì:

- Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi:

$ \frac{y_1}{x_1}$ = $ \frac{y_2}{x_2}$ = $ \frac{y_3}{x_3} = …$

- Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia:

$ \frac{x_1}{x_2}$ = $ \frac{y_1}{y_2}$, $ \frac{x_1}{x_3}$ = $ \frac{y_1}{y_3},…$

Nếu hai đại lượng $y$ và $x$ tỉ lệ thuận với nhau theo tỉ số $k$ thì: $y=kx;$