Bài 12. Sự phát triển và phân bố công nghiệp
I. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
- Ngành công nghiệp nước ta phát triển nhanh.
- Cơ cấu ngành đa dạng: có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực như chế biến lương thực thực phẩm, khai thác nhiên liệu...
- Một số ngành công nghiệp trọng điểm được hình thành.
- Phân bố tập trung ở một số vùng như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
II. CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM
1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu
- Phân bố ở Quảng Ninh (than), thềm lục địa phía Nam (dầu khí)
2. Công nghiệp điện
- Thủy điện: Hòa Bình, Sơn La,…
- Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mỹ,…
3. Một số ngành công nghiệp nặng khác
- Công nghiệp cơ khí – điện tử: cơ cấu sản phẩm đa dạng. Phân bố tập trung tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Biên Hòa,...
- Công nghiệp hóa chất: sử dụng rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt. Phân bố tại thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Hà Nội, Hải Phòng...
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: cơ cấu đa dạng. Phân bố tập trung ở Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
4. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
- Chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.
- Các phân ngành chính là:
+ Chế biến sản phẩm trồng trọt: xay xát, sản xuất đường, rượu, bia, nước ngọt, chế biến chè, thuốc lá, cà phê, dầu thực vật,...
+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi: chế biến thịt, trứng, sữa, thực phẩm đông lạnh, đồ hộp,...
+ Chế biến thủy sản: làm nước mắm, sấy khô, đông lạnh,...
- Phân bố ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.
5. Công nghiệp dệt may
- Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng của nước ta.
- Các trung tâm dệt may lớn: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định...
III. CÁC TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP LỚN
- Trung tâm công nghiệp lớn: Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Khu vực tập trung công nghiệp: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.